This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Thử thách với những câu nói tiếng Anh líu lưỡi hài hước

Đặt những cặp âm thường gây nhầm lẫn bên cạnh nhau và đọc to là một trong những cách luyện phát âm chuẩn. Nếu người Việt thường luyện "l-n"  thì người Anh cũng có hàng loạt câu nói líu lưỡi hài hước như vậy. 3 cấp độ dễ - vừa phải - khó dưới đây sẽ giúp bạn luyện phát âm tiếng Anh một cách vui vẻ.


I scream and you scream, we all scream for ice cream!



How much wood would a woodchuck chuck if a woodchuck could chuck wood?



I saw Susie sitting in a shoe shine shop. Where she sits she shines, and where she shines she sits.



You've no need to light a night-light

On a light night like tonight,

For a night-light's light's a slight light,

And tonight's a night that's light.

When a night's light, like tonight's light,

It is really not quite right

To light night-lights with their slight lights

On a light night like tonight.



Fuzzy Wuzzy was a bear.

Fuzzy Wuzzy had no hair.

Fuzzy Wuzzy wasn't very fuzzy, was he?



Can you can a can as a canner can can a can?



If two witches would watch two wrist watches, which witch would watch which wrist watch?



Betty Botter bought some butter;

“But,” said she, “the butter’s bitter!

If I put it in my batter

It will make my batter bitter,

But a bit of better butter

That would make my batter better."

So she bought a bit of butter

Better than her bitter butter

And she put it in her batter

And the batter was not bitter

So ’twas better Betty Botter

Bought a bit of better butter.



Peter Piper picked a peck of pickled peppers. A peck of pickled peppers Peter Pipper picked. If Peter Piper picked a peck of pickled peppers, where are the pickled peppers Peter Piper picked?


Y Vân tổng hợp

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Những câu nên và không nên hỏi khi phỏng vấn viên bằng Tiếng Anh

Khi đi phỏng vấn, ngoài việc trả lời tốt các câu được hỏi, bạn cũng cần thể hiện thái độ chủ động muốn tìm hiểu thêm về công việc bằng cách đặt các câu hỏi ngược lại cho phỏng vấn viên. Tuy nhiên, đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn tiếng anh, những câu hỏi ngược lại nàyKhi đi phỏng vấn, ngoài việc trả lời tốt các câu được hỏi, bạn cũng cần thể hiện thái độ chủ động muốn tìm hiểu thêm về công việc bằng cách đặt các câu hỏi ngược lại cho phỏng vấn viên. Tuy nhiên, đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn tiếng anh, những câu hỏi ngược lại này có thể là "con dao hai lưỡi" nếu không biết cách đặt câu hỏi phù hợp. có thể là "con dao hai lưỡi" nếu không biết cách đặt câu hỏi phù hợp.

Vậy đâu là những câu nên và không nên hỏi, dưới đây xin chia sẻ 15 câu nên và không nên hỏi lại phỏng vấn viên bằng tiếng anh. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Những câu nên và không nên hỏi khi phỏng vấn viên bằng Tiếng Anh

Những câu nên hỏi khi xin việc bằng tiếng Anh


1- What are the day-to-day responsibilities of this job?
(Trách nhiệm hằng ngày của công việc này là gì?)

2- How will my responsibilities and performance be measured? By whom?
(Trách nhiệm và sự thể hiện của tôi sẽ được đánh giá thế nào? Bởi ai?

3- Who will review my performance? How often?
(Ai sẽ là người xem xét sự thể hiện của tôi? Bao lâu một lần?

4- What is the company's plan for the next five years, and how does this department fit in?
(Kế hoạch 5 năm tới của công ty là gì, và phòng/ban này sẽ phù hợp như thế nào?)

5- Could you describe your company's management style and the type of employee who fits well within it?
(Anh có thể mô tả phong cách quản lí của công ty và kiểu nhân viên nào sẽ hòa hợp tốt với phong cách đó không?)

6- Who is the company's competition? What are the company's strengths and weaknesses compared to its competition?
(Đối thủ của công ty là ai? Thế mạnh và điểm yếu của công ty là gì so với những đối thủ đó?)

7- What is the company's policy on providing education, workshops, and training so employees can keep up their skills or acquire new ones?
(Chính sách của công ty trong việc cung cấp giáo dục, hội thảo và đào tạo để nhân viên có thể theo kịp các kỹ năng của họ hoặc có được những kĩ năng mới là gì?)


Những câu tiếng anh phỏng vấn xin việc làm không nên hỏi


1- Will I have to work overtime?
(Tôi có phải làm việc tăng ca không?)


2- Are the working hours flexible?
(Giờ làm việc có linh hoạt được không?)


3- Can I work from home?
(Tôi có thể làm việc tại nhà được không?)

4- Does this job require that I pass a Background check?
(Liệu công việc này có đòi hỏi tôi vượt qua cuộc kiểm tra nền tảng không?)

5- How much does this position pay?
(Vị trí này được trả lương bao nhiêu?)

6- What type of health insurance does the company offer?
(Công ty hỗ trợ loại hình bảo hiểm sức khỏe nào?)

7- Is there public transportation in the company's area?
(Có phương tiện công cộng trong khu vực của công ty không?)

8- How many weeks of vacation time/ sick time do you offer?
(Công ty cho phép nghỉ phép/ nghỉ ốm bao nhiêu tuần?)


Trên đây làm một kinh nghiệm tiếng anh cho người đi phỏng vấn rất cần thiết. Hãy để những câu hỏi ngược lại gây ấn tượng với phỏng vấn viên, thể hiện thái độ tích cực của bạn. Tránh làm mất thiện cảm của người phỏng vấn bằng những câu hỏi mang tính đòi hỏi.


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Bộ GD-ĐT chốt những điều chỉnh mới cho kỳ thi THPT quốc gia 2019

Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia 2019 và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Điểm mới đáng chú ý là thí sinh tự do, thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi chung với thí sinh học chương trình giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi tại một số điểm thi do Giám đốc sở GD-ĐT quyết định.
Tại các điểm thi đó, việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi (không phân biệt thí sinh tự do, GDTX hay học sinh phổ thông 12) được thực hiện theo quy định.
Camera ghi hình toàn bộ quy trình sử dụng và bảo quản đề/bài thi
Về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi: Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng điểm và Phó Trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp). Chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trường điểm thi và những người chứng kiến.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.
Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khoá và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa và thanh tra.
Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do Trưởng ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi tự luận do một Thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi trắc nghiệm do 1 thư ký của Ban chấm thi trắc nghiệm giữ.
Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.
Giao nhiệm vụ chấm thi trắc nghiệm cho các trường ĐH
Về chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi.
Trường ĐH, CĐ được Bộ giao nhiệm vụ cử người đúng thành phần quy định để thành lập Ban chấm thi trắc nghiệm. Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương nơi người thân dự thi. 
Sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm. 
Bộ GD-ĐT chốt những điều chỉnh mới cho kỳ thi THPT quốc gia 2019
Đại diện Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng.
Cộng 2 điểm nếu có giấy chứng nhận nghề loại giỏi
Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:
Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: cộng 2 điểm.
Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: cộng 1,5 điểm;
Loại trung bình: cộng 1 điểm.
Điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT 2019 sẽ được tính theo công thức sau:
Bộ GD-ĐT chốt những điều chỉnh mới cho kỳ thi THPT quốc gia 2019
Theo Vietnamnet

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản nhất tại nhà


Làm thế nào bạn có thể tự thực Anhh, tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà mà không cần bất cứ ai khác giúp bạn? Viết, đọc, nghe, những kỹ năng này đều có thể được thực hiện một mình một cách dễ dàng. Bạn có thể luyện tập để viết những đoạn văn hay, trau chuốt. Bạn ghi nhớ Anhg trăm từ vựng.Nhưng khi bạn mở miệng để nói, không nói được gì cả. Tất cả các sách, các trang web và các ứng dụng trên thế giới không thể giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà cho hiệu quả. Để cải thiện việc tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản tại nhà của bạn, điều tốt nhất là nên nói chuyện với người bản xứ.Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có cơ hội để tiếp xúc với người nước ngoài. Đừng lo lắng. Bạn vẫn có thể tự cải thiện tiếng Anh giao tiếp của bạn tại nhà, thậm chí không có một đối phương để giao tiếp. Không vấn đề gì cả.

1. Suy nghĩ bằng tiếng Anh giúp tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản tại nhà hiệu quả hơn

tu hoc tieng anh giao tiep co ban nhat

Đôi khi việc khó khăn nhất khi nói về một ngôn ngữ mới không phải là chính ngôn ngữ đó mà là làm cách nào để bạn suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ mới đó.
Nếu bạn nghĩ về ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và sau đó cố gắng dịch sang tiếng Anh trước khi nói tiếng Anh, bạn sẽ luôn phải dịch giữa các ngôn ngữ qua lại. Dịch không phải là một điều dễ dàng, rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ.
Giải pháp là hãy suy nghĩ bằng tiếng Anh. Cố gắng sử dụng tiếng Anh khi bạn đang suy nghĩ về một ngày của bạn, hoặc khi bạn đang cố gắng để quyết định mua thứ gì, ăn thứ gì. Ngay cả việc cố gắng sử dụng từ điển Anh – Anh để tra từ mới.
Bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn nghĩ bằng tiếng Anh, nó dễ dàng hơn cho bạn để nói chuyện bằng tiếng Anh. Đây là cách rất tuyệt để tự học tiếng Anh tại nhà.

2. Nói chuyện với chính mình để tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản tại nhà


Bất cứ khi nào bạn đang ở nhà (hoặc một mình ở một nơi khác), bạn có thể thực Anhh việc tự học tiếng Anh giao tiếp của bạn tại nhà với người bạn yêu thích: đó chính là bản thân bạn.
Nếu bạn đã suy nghĩ bằng tiếng Anh, thử nói suy nghĩ của bạn tAnhh tiếng. Đọc to, rõ ràng, đừng ngần ngại. Thực Anhh là thực tế, và thậm chí nếu bạn không có ai để sửa chữa lỗi sai của bạn, chỉ cần Anhh động nói to sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn khi giao tiếp tiếng Anh.

3. Sử dụng một tấm gương

tu hoc tieng anh giao tiep co ban nhat

Bất cứ khi nào bạn có thể hãy bỏ ra một vài phút trong ngày của bạn để đứng trước gương và nói chuyện. Chọn một chủ đề, cài thời gian 2 hoặc 3 phút và chỉ cần nói chuyện. Điểm nhấn của bài tập thực Anhh này là để xem khẩu hình miệng, khuôn
mặt và cơ thể của bạn như là ngôn ngữ bạn nói. Nó cũng làm cho bạn cảm thấy như bạn đang nói chuyện với một ai đó, vì vậy bạn có thể giả vờ như bạn đang có một cuộc thảo luận với các bạn học.
Nói cho hết 2 hoặc 3 phút. Đừng dừng lại! Nếu bạn bị bí một từ mà bạn không biết hoặc chưa nghĩ ra, hãy thử nghĩ ra để diễn đạt từ mà bạn không biết theo theo một cách khác. Bạn luôn có thể tìm cách để nói từ mà bạn không biết bằng cách khác vào cuối mỗi 2-3 phút. Việc tự học giao tiếp tiếng Anh tại nhà theo cách này sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều khả năng phản xạ trong giao tiếp.

4. Tập trung vào sự lưu loát, không ngữ pháp

tu hoc tieng anh giao tiep co ban

Khi bạn nói chuyện bằng tiếng Anh, nguyên nhân gì khiến bạn thường xuyên dừng lại? Càng nhiều lần bạn dừng lại chứng tỏ bạn càng thiếu tự tin. Hãy thử các bài tập gương ở trên, nhưng thách thức chính mình để nói chuyện mà không dừng lại hoặc lắp bắp trong toàn bộ thời gian.
Điều này có nghĩa rằng các câu của bạn sẽ không được nói với ngữ pháp hoàn hảo, nhưng không sao cả! Nếu bạn tập trung vào nói trôi chảy thay vì một cách chính xác, người khác vẫn hiểu ý bạn và phát âm, ngữ điệu của bạn cũng tốt hơn. Bạn có sửa lại những câu nói cho đúng ngữ pháp khi bạn có thể ở một trình độ cao hơn.

5. Hãy thử một số bài tập uốn lưỡi khi tụ học tiếng Anh giao tiếp tại nhà


Uốn lỡi với hàng loạt các từ ngữ mà khó có thể nói một cách nhanh chóng. Thử nói điều này một vài lần! Nó không dễ chút nào. Trò chơi như thế này sẽ giúp bạn tìm ra vị trí phù hợp với miệng và lưỡi của bạn, và thậm chí có thể giúp phát âm của bạn cải thiện rất nhiều.

6. Lắng nghe và lặp lại

tu hoc tieng anh giao tiep co ban nhat

Bạn có xem chương trình truyền hình hoặc video YouTube bằng tiếng Anh? Sử dụng chúng để cải thiện sự lưu loát của mình. Chọn một phần ngắn của một chương trình và lặp lại từng dòng một. Hãy thử bắt chướt theo câu nói, phát âm, ngữ điệu sao cho giống nhất. Nó không quan trọng nếu bạn bỏ lỡ một vài từ, điều quan trọng là phải tiếp tục nói chuyện, nói chuyện không ngừng, không vấp. Cố gắng để ngữ điệu giống như người bản ngữ trong chương trình truyền hình.
Bạn có thể tham khảo một số trang web xem phim vừa có phụ đề tiếng Anh vừa có tiếng Việt. Điều này làm cho nghe và lặp đi lặp lại dễ dàng hơn. Chỉ cần tắt phụ đề khi bạn muốn thử sức nghe của mình. Đừng bỏ qua tip tự học tiếng Anh online tại nhà này nhé.

7. Hãy chú ý đến những âm được nhấn mạnh trong câu nói


Tiếng Anh sử dụng nhấn nhá trong các từ và câu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần phải nhấn mạnh,một số từ và âm tiết (âm thanh) để cho thấy ý đồ của mỗi câu nói trong mỗi hoàn cảnh là khác nhau. Cố gắng lặp lại ngữ điệu cho giống người bản xứ.
Điều này sẽ không chỉ giúp bạn nói tốt, thậm chí nó có thể làm giảm sự hiểu lầm. Đôi khi bạn nhấn âm tiết sai sẽ hoàn toàn thay đổi ý nghĩa của câu bạn đang muốn nói. Hãy nghe cẩn thận để nhận ra sự khác biệt trong cách nhấn âm.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Lựa chọn phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ - Ngữ âm (Phonics) hay Toàn chữ (Whole Words)?

Liệu phương pháp dạy trẻ học đọc tiếng Anh bằng Ngữ âm (Phonics) hay Toàn chữ (Whole Words) sẽ hiệu quả hơn?? Hãy cùng tham khảo những phân tích dưới đây nhé

1. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ ngữ âm (Phonics)

lua chon phuong phap day tieng anh cho tre
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ bằng ngữ âm - Phonics

Phương pháp ngữ âm (Phonics) là một trong những phương pháp truyền thống trong việc dạy trẻ học đọc và viết ngôn ngữ Anh. Giống như việc ghép vần trong tiếng Việt, phương pháp này giúp trẻ nhận biết các quy tắc cơ bản của ngữ âm và áp dụng chúng khi nhìn chữ để đọc. Có những luật ngữ âm như sau:
Nguyên âm đơn: a, u, i, e, o
Nguyên âm đôi: ai, ea, ee, oa, oi, oo, ou, ow
Phụ âm đơn: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z
Phụ âm kép:
Phụ âm pha trộn:
Âm pha trộn đứng đầu: br, cr, dr, fr, gr, pr, tr, wr, bl, cl, fl, gl, pl, sl, scr, str, sm, sn, sp, sc, sk
Âm pha trộn đứng cuối: ck, ce, ct, ft, lk, ll, lt, ld, mp, nd, ng, nk, nt, st

Phụ âm ghép: sh, ch, th, wh, ph
Những âm ghép khác: i_e, o_e, u_e, a_e, ey, ay
Những quy luật phát âm khác: âm e câm, âm h câm, âm r: ar, er, ir, or, ur…

Ngữ âm (Phonics) là một loạt các quy luật phát âm mà trẻ phải học bằng cách ghi nhớ, sau đó ứng dụng vào giải mã những từ trẻ cần đọc, bao gồm cả những từ hoàn toàn mới mà trẻ chưa từng gặp bao giờ. Trẻ được dạy một luật, ví dụ: âm e câm, và được luyện đọc từ chứa âm e câm, chúng sử dụng quy luật này trong một từ mà chúng thấy, trẻ nhận ra là từ này có bao gồm quy luật phát âm đó, não trẻ tư duy liên kết lại kiến thức, ngay sau đó trẻ phát âm ra đó là âm e câm, được chứa trong từ vựng đó. Trẻ sẽ thao tác như vậy khi gặp các từ vựng khác, nhờ đó kết quả là trẻ có thể đọc được những từ mà trẻ chưa từng gặp bao giờ.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là trẻ cảm thấy khó khăn khi phải ghi nhớ những quy luật ngữ âm (Phonics). Để hạn chế những khó khăn này, một vài kinh nghiệm đã được rút ra trong quá trình dạy trẻ bằng phương pháp ngữ âm (Phonics):
Những quy luật ngữ âm (Phonics) nên được dạy một cách càng đơn giản càng tốt và những quy luật nào đơn giản hơn sẽ được giới thiệu tới bé trước tiên. Ví dụ, khi dạy nguyên âm, bạn sẽ làm trẻ cảm thấy bị lẫn lộn khi nói với trẻ về kiến thức “nguyên âm ngắn và nguyên âm dài”. Thay vì đó, bạn hãy chủ động dạy trẻ nguyên âm ngắn trước. Rồi khi trẻ gặp những nguyên dài, thì bạn lại tiếp tục dạy trẻ cách phát âm nguyên âm dài đó. Điều này có nghĩa, hãy dạy cho bé luật đơn giản trước, rồi từ từ hướng dẫn những quy tắc phức tạp hơn sau này.
Khi dạy trẻ phát âm thông qua phương pháp ngữ âm (Phonics) hãy lưu ý: mỗi khi từ được đọc đến đâu, cần có sự thay đổi màu trong kí tự từ, có nghĩa cần bôi đậm kí tự được phát âm, rồi thao tác này sẽ xuất hiện lần lượt với các kí tự được phát âm tiếp theo trong cùng một từ, hay còn gọi là phong cách karaoke-style. Điều này giúp trẻ dễ theo dõi quy luật hơn, từ đó nhận diện và phát âm từ chính xác.

Tóm lại, Phonics là một phương pháp tốt giúp trẻ học đọc hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý những nhược điểm mà nó đem lại để tìm cách khắc phục phù hợp và kịp thời đối với từng trẻ khác nhau.


2. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ đọc toàn chữ (Whole words)

phuong phap day tieng anh cho tre whole words

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ đọc toàn chữ (Whole words)


Nếu như phương pháp ngữ âm (Phonics) là phương pháp học đọc “part-whole” (từng phần riêng lẻ) thì phương pháp đọc toàn chữ (Whole words) là phương pháp dạy trẻ học đọc thông qua cả bề mặt từ. Phương pháp này cần thiết bởi trong thực tế, có một lượng từ vựng không theo quy luật ngữ âm (Phonics rules) và do đó những từ này cần được học phát âm theo phương pháp nhìn. Đặc biệt, phương pháp đọc toàn chữ (Whole words) khuyến khích trẻ đọc to cả từ đó và đọc bằng cách nhìn (hiểu) thay vì chỉ giải mã cấu tạo âm vị của từ.

Với phương pháp này, trẻ được khuyến khích ghi nhớ cả từ vựng thay vì ghi nhớ các quy luật (bộ kí tự). Khi tiếp xúc với một lượng từ đủ lớn thì bé sẽ tìm ra quy luật về cách đọc của ngôn ngữ viết. Trẻ tham gia các hoạt động học tập bằng phương pháp này thông qua việc sử dụng hình ảnh để học. Phương pháp dạy nguyên từ (Whole words) ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ viết từ sớm do trẻ được tiếp xúc với tất cả các kí tự tạo nên một từ vựng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng còn có một số nhược điểm như:
Trẻ sẽ không có nền tảng phát âm đầy đủ như cách mà phương pháp ngữ âm (Phonics) có thể làm.
Đối với những từ trông khá giống nhau, trẻ cần đoán từ (khả năng suy đoán). Ví dụ: những từ như house hay horse trông khá giống nhau, chúng đều bắt đầu bằng ho và kết thúc bằng se, cũng như có chung hình dạng (nếu bạn kẻ một đường viền bao quanh mỗi từ đó) và có chung độ dài, nhưng rõ ràng như bạn biết thì những từ đó là khác nhau. Một đứa trẻ mà học đọc thông qua phương phápđọc toàn chữ (Whole words) sẽ có thể nhầm lẫn những từ như vậy.
Phương pháp đọc toàn chữ (Whole words) không cung cấp cho trẻ những cách xử lí tình huống cho những từ trẻ không biết nghĩa. Trong trường hợp này, trẻ phải nghe từ, nhìn vào từ đó và hỏi ai đó xem từ đó nghĩa là gì. Trẻ sẽ dựa vào sự gợi ý hình ảnh và văn cảnh trong câu mà từ được sử dụng, từ đó suy đoán nghĩa của từ, rồi ghi nhớ chúng. Muốn thành thạo trong việc học đọc, trẻ cần làm điều này hàng ngàn lần với hàng nghìn từ. Với phương pháp ngữ âm (Phonics), trái lại, trẻ chỉ cần học những âm vựng cơ bản và các âm khác trong theo quy luật ngữ âm (Phonics rules), điều này giúp trẻ có thể học đọc được cả những từ mới mà trẻ chưa từng gặp bao giờ. Những nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ học đọc tốt thường sử dụng phương pháp ngữ âm (Phonics) để có thể nhận diện và phát âm được những từ mới lạ.



Ngữ âm (Phonics)
Toàn chữ (Whole Words)
Ưu điểm
- Vẫn đọc được từ mà chưa cần hiểu nghĩa
- Hiểu được quy luật đọc từ trái qua phải
- Đọc được những từ không có quy luật ngữ âm
- Phát triển khả năng ngôn ngữ viết
Nhược điểm
Cần phải ghi nhớ rất nhiều luật và cách ứng dụng luật vào các trường hợp
 Không cung cấp cho trẻ những cách xử lí tình huống khi gặp từ mới



Tóm lại, để bé học đọc hiệu quả cần phải có sự kết hợp của cả hai phương pháp Phonics và Whole words, bởi những nhược điểm của phương pháp Phonics sẽ được phương pháp Whole words khắc phục và ngược lại.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay có gì mới?

Ngày 19.2, nhằm giúp các trường có sự chuẩn bị tốt nhất cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào tháng 6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố những thông tin mới nhất về cấu trúc và nội dung kiến thức của đề thi.
Học sinh lớp 9 cần bổ sung kiến thức thực tế để chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10
ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Về chủ trương, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định Sở sẽ giữ ổn định về hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 với 3 môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ.
Đặc biệt, ông Hiếu nhấn mạnh: “Cấu trúc đề thi tuyển sinh mà học sinh lớp 9 năm nay tham dự sẽ tương tự cấu trúc đề thi của năm học 2018. Trong đó, Sở tiếp tục thực hiện theo định hướng tăng cường tính thực tiễn, khuyến khích các em thể hiện khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào đời sống”.

Mở rộng kiến thức hình học lớp 9
Thạc sĩ Dương Bửu Lộc, chuyên viên phụ trách môn toán Sở GD-ĐT, thông tin đề thi môn toán sẽ có 8 câu hỏi bao gồm những kiến thức liên quan đến đồ thị hàm số, căn thức, phương trình và hệ phương trình, hình học không gian... Đặc biệt, ông Lộc lưu ý, nếu câu hỏi về hình học không gian của đề thi năm trước chỉ khu trú vào kiến thức của lớp 8 với hình chóp, hình lăng trụ, hình chữ nhật... thì năm nay đề thi có thể sẽ mở rộng với kiến thức lớp 9 thông qua các nội dung về khối cầu, khối nón, khối trụ...

Trong những kỳ tuyển sinh gần đây, hầu hết học sinh lớp 9 quan tâm đến các câu hỏi thực tiễn sẽ xuất hiện trong đề thi. Vì vậy, thạc sĩ Lộc cho hay, trong đề thi sắp tới có thể xuất hiện từ 2 - 3 câu hỏi dạng này. Thang điểm dành khoảng 3 điểm cho các bài toán đề cập đến kiến thức toán hoặc có thể là sinh học, hóa học, vật lý… nhưng không gây áp lực khiến học sinh phải học nhiều môn và không bắt buộc phải nhớ nhiều công thức, kiến thức chi tiết. Có thể trong đề sẽ nhắc lại công thức nhưng thí sinh cần hiểu kiến thức môn đó và vận dụng toán vào giải quyết câu hỏi.

Với những yêu cầu của đề thi nêu trên, ông Lộc lưu ý, học sinh có thể vượt qua các câu hỏi khi học một cách có tích lũy, tức là học hiểu chứ không phải học dàn trải, học thuộc lòng công thức toán học.

Hai lựa chọn câu hỏi nghị luận văn học
Với môn ngữ văn, thạc sĩ Trần Tiến Thành, chuyên viên Sở GD-ĐT, cho hay cấu trúc đề tuyển sinh lớp 10 không thay đổi so với năm học 2018 - 2019, tức bao gồm 3 phần: đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm), với thời gian làm bài 120 phút. Ở phần đọc hiểu, các văn bản được chọn có thể là văn bản nhật dụng, nghị luận xã hội, thường thức đời sống, khoa học... Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó, nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Có thể là các câu hỏi yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, nêu nội dung văn bản, yêu cầu phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, sáng tạo nội dung mới... Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu về tiếng Việt.

Ở phần nghị luận xã hội, thí sinh sẽ phải trình bày bài viết có độ dài khoảng 1 trang giấy trên cơ sở sử dụng phối hợp các thao tác lập luận vào bài làm. Nhất là các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Khi bàn luận, học sinh cũng cần rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân mình.

Phần yêu cầu nghị luận văn học, thí sinh có 2 lựa chọn. Trong đó, đề 1 sẽ là cách hỏi quen thuộc như phân tích, cảm nhận tác phẩm thơ, truyện trong chương trình, từ đó đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng thể hiện qua việc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống, làm sáng rõ một ý kiến… Đề 2 có cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn và thí sinh có thể căn cứ vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng để chọn cho mình đề bài phù hợp.

Không đặt nặng yêu cầu ngữ pháp về ngoại ngữ
Ở môn thi tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên tiếng Anh của Sở, thông tin cấu trúc đề thi 2019 sẽ không thay đổi so với đề thi 2018 nhằm đảm bảo quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đề thi mang tính học thuật, khoa học, phù hợp xu thế nhưng không gây xáo trộn, căng thẳng không đáng có trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
>> Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Dự thảo quy chế thi THPT Quốc gia, xét tốt nghiệp THPT: Băn khoăn về cách tính điểm xét tốt nghiệp

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 về cơ bản giữ ổn định đối với các thí sinh như năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Những điều chỉnh phần lớn liên quan đến tổ chức thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp đã được thể hiện trong dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT đang được Bộ GD&ĐT xin ý kiến rộng rãi.

Quy chế thi THPT quốc gia được điều chỉnh hàng năm theo yêu cầu thực tiễn trong đổi mới

Có cả ưu điểm và hạn chế

Là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn THPT và tham gia công tác quản lý của một cơ sở giáo dục, ThS Trần Xuân Trà - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Thúy (Nam Định) - đã chỉ ra những ưu điểm nổi bật và cả một số băn khoăn về dự thảo Quy chế.

Về ưu điểm, ThS Trần Xuân Trà cho rằng đề thi THPT quốc gia bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12, nhằm xét tốt nghiệp là chính và là căn cứ để các trường ĐH, CĐ xây dựng phương án tuyển sinh. Mục tiêu này vừa bớt “gánh nặng” tâm lý cho học sinh, nhất là các em ở vùng sâu, vùng xa và học sinh lực học trung bình, hoặc trung bình yếu, chỉ có nhu cầu tốt nghiệp THPT; vừa tăng tính tự chủ trong công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ (không nhất thiết phải sử dụng kết quả thi THPT quốc gia; cũng không nhất thiết phải tổ chức thi tuyển sinh riêng vì đề thi đã có độ phân hóa).

Bên cạnh đó, việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ các trường ĐH, học viện và công tác bảo mật, bảo đảm an ninh, cũng như tính khách quan, công bằng trong các khâu của quá trình ra đề, sao in, coi thi, chấm thi, nhất là quy trình chấm bài thi trắc nghiệm giúp khắc phục những hiện tượng gian lận trong thi cử, xử lý kết quả thi đã xảy ra ở một số địa phương, tạo niềm tin trong phụ huynh và học sinh.

Dự thảo Quy chế cũng tạo tâm lý bình đẳng cho các đối tượng học sinh, khi thí sinh tự do, GDTX, THPT được sắp xếp ngồi cùng một phòng thi, tại một điểm thi, giúp các em phấn khởi, tự tin hơn trong quá trình tham dự kỳ thi.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, ThS Trần Xuân Trà cũng có một số băn khoăn. Theo đó, việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ các trường ĐH tham gia các khâu của quá trình coi, chấm thi là cần thiết, nhưng không nên tuyệt đối hóa vai trò của lực lượng này trong khâu chấm thi trắc nghiệm. Bởi khi đã có hệ thống CNTT giám sát chặt chẽ việc này thì điều cốt yếu, có vai trò quyết định về chất lượng chấm thi là vấn đề giám sát và năng lực, phẩm chất của các kỹ thuật viên.


“Nếu sử dụng lực lượng lớn cán bộ các trường ĐH làm công tác này, liệu có đáp ứng đầy đủ các cán bộ đúng chuyên môn, nghiệp vụ cho các điểm thi? Hơn nữa việc đi lại, sinh hoạt sẽ có những bất cập… Nên chăng, nếu đã có hành lang pháp lý an toàn, Bộ GD&ĐT chỉ cần điều động một lực lượng cán bộ giám sát vừa đủ và huy động các kỹ thuật viên ở các Sở GD&ĐT theo hình thức chấm chéo tỉnh, hoặc tổ chức chấm trắc nghiệm ở một số điểm trong toàn quốc để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và giảm bớt nguồn kinh phí chấm thi” - ThS Trần Xuân Trà nêu quan điểm.

Băn khoăn thứ hai ThS Trần Xuân Trà đề cập đến là việc tăng tỷ lệ điểm thi THPT quốc gia (70%) so với trước (50%) để xét tốt nghiệp; tuy có đề cao vị trí, vai trò của điểm thi THPT quốc gia, nhưng chưa khuyến khích việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ với quá trình học tập của học sinh. Nên chăng, Bộ vẫn giữ nguyên tỷ lệ điểm thi THPT quốc gia như trước, bởi sự tăng trưởng về tỷ lệ này cũng không thay đổi mấy so với kết quả xét tốt nghiệp và dễ gây tâm lý e ngại trước những thay đổi, nhiều khi không cần thiết của Quy chế thi.

Cần có lộ trình thay đổi


Quan tâm đến thay đổi trong cách tính điểm xét tốt nghiệp, cô Nguyễn Thị Mỹ Dung – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Nguyễn Văn Hai (Trà Vinh) - cho rằng, cách tính điểm bài thi THPT quốc gia 70%, trung bình cả năm 30% có ưu điểm là nâng cao ý thức học tập của học sinh khối 12. Học sinh không còn tâm lý ỷ lại nhiều vào điểm trung bình cả năm lớp 12. Đồng thời, đánh giá tương đối chính xác chất lượng học tập của học sinh.


Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Mỹ Dung cũng đưa ra hạn chế của phương án này với phân tích: Một số học sinh trung bình cả năm lớp 12 đạt 7,0 - 8,0 nhưng bài thi chỉ có 2 hoặc 3 điểm, như vậy chứng tỏ khả năng xử lý đề kém. Những trường hợp này có thể cả năm học không vắng mặt, thường xuyên phát biểu, được GV thưởng điểm hoặc học theo nhóm được bạn hỗ trợ, nhưng khi thi không ai giúp đỡ nên không giải quyết vấn đề được, hoặc nhiều lý do khác. Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh ý thức tự học để có kiến thức, không trông chờ hỗ trợ hoặc học tủ. Các em phải tích lũy kiến thức từng ngày chứ không học dồn chờ nước tới chân mới chịu học. Cùng với đó, thường xuyên luyện tập các dạng đề để hoàn thành kỳ thi tốt nhất.

Ngoài những phân tích cụ thể trên về phương án tính điểm xét tốt nghiệp, nhiều giáo viên THPT ủng hộ phương thức tính điểm mới đang được đề xuất (70/30) với lý do sẽ phân loại học sinh tốt hơn, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong xét tốt nghiệp cũng như công nhận tốt nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, cần có lộ trình dài hơn (chẳng hạn năm 2019 tỷ lệ 60/40, năm sau 2020 70/30,…). Có ý kiến thì cho rằng, với những đơn vị trường đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn thì phương thức tính điểm mới chưa thực sự phù hợp. Việc học sinh tham gia học tập đều đặn trong năm học cũng là cả một sự cố gắng, vậy nên kết quả học tập thường xuyên của các em trong năm học cần được ghi nhận...

>> Theo: Thảo Đan